Diễn biến thị trường:
- VN-Index đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (20/05) tăng 10,65 điểm tiến về mốc 987,13 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn cải thiện khá khi KLGD đạt 133,41 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 3,045 tỷ. Đánh dấu phiên tăng điểm thứ 7 liên tục. Vượt được mốc kháng cự 980 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật thể hiện xu hướng tích cực – Dòng tiền và tâm lý giao dịch của thị trường được cải thiện hẳn. Xác nhận bước vào vùng tăng giá mới sau xu hướng điều chỉnh liên tục hơn 1 tháng. Khối ngoại bán ròng nhẹ với giá trị khoảng 30 tỷ.
- Phiên thứ 3, Chỉ số chính thức hạ nhiệt bằng việc kết thúc chuỗi tăng điểm. Chỉ số quay đầu giảm 0,84 điểm xuống mức 986,29 điểm. Khối lượng giao dịch chững lại khi chỉ đạt mức 123,82 triệu CP. Trong phiên giao dịch, khối ngoại đã mua ròng VIC với giá trị lên đến 6,000 tỷ (SK Group mở mua). Nếu loại trừ giá trị giao dịch trên thì khối ngoại bán ròng hơn 200 tỷ.
- Phiên thứ 4, tiếp tục là 1 phiên giảm điểm khi VN-Index mất 2,51 điểm xuống mức 983,78 điểm. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ lên mức 125,93 triệu cp với tổng giá trị 2,865 tỷ (mất mốc 3000 tỷ). Khối ngoại bán ròng khoảng 100 tỷ nếu loại trừ giá trị giao dịch đột biết tại thỏa thuận PDR. è Chỉ số bước vào xu hướng kiểm tra mốc hỗ trợ 980.
- Phiên thứ 5, Mở cửa dưới áp lực điều chỉnh chung của thị trường chứng khoán châu Á chung. Bên cạnh đó, Áp lực từ giá dầu thế giới giảm mạnh 3% của phiên trước đó tiếp tục gia tăng áp lực lên dòng dầu khí nói riêng và thị trường nói chung. Trong phiên chỉ số liên tục kiểm tra mốc hỗ trợ 980 và nhờ lực cầu cuối phiên. VN-Index kiểm tra thành công ngưỡng hỗ trợ khi đóng cửa tại mốc 982,71 tương đương giảm 1,07 điểm. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lần lượt giảm mạnh so với phiên trước đó khi chỉ đạt 107,185 triệu cổ phiếu và 2,473 tỷ. è Dường như đà giảm điểm được hỗ trợ bởi tâm lý lưỡng lự của phần đa NĐT và lượng hàng mua đuổi phiên trước đó chưa kịp về tài khoản. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 100 tỷ.
- Phiên thứ 6, Thị trường mở cửa dưới rất nhiều áp lực. Gồm có căng thẳng Trade War gia tăng. Giá dầu tiếp tục sụt giảm mạnh với việc có thời điểm sụt giảm trên 5%. Thị trường mở cửa trong sắc đỏ, sau 1 tiếng đồng hồ đầu giao dịch tưởng như đà bán tháo đã được chặn đứng. Chỉ số tiếp tục giảm mạnh trong phần đa thời gian giao dịch còn lại. VN-Index đóng cửa tại mốc 970,03, tương ứng mức giảm 12,68 điểm. Khối lượng giao dịch tăng lên mức 125,99 triệu cp tương ứng 3,147 tỷ. è Với việc kiểm tra không thành công mốc kháng cự 980, cũng như áp lực bán tháo mạnh của dòng dầu khí dưới việc giá dầu WTI giảm mạnh. Tâm lý tiêu cực tiếp tục bao phủ thị trường.
- Thị trường phái sinh giao động với biên độ khá (890-910) và đồng pha với biến động giằng co của thị trường cơ sở. Tuy nhiên, basic liên tục duy trì dương cho thấy rằng NĐT trên thị trường phái sinh đang kỳ vọng lớn vào kịch bản thị trường tăng so với kịch bản điều chỉnh.
Quan điểm đầu tư:
- Thanh khoản thị trường chung của cả tuần giao dịch có cải thiện hẳn về KLGD và giá trị giao dịch. Có 3/5 phiên giao dịch đạt giá trị giao dịch trên 3,000 tỷ. Thể hiện rằng dòng tiền đứng ngoại thị trường giai đoạn trước đã dần quay trở lại thị trường chung. Thanh khoản tăng nhiều vào các phiên chỉ số VN-Index kiểm tra mốc kháng cự 980 cho thấy NĐT đã bớt thận trọng và bi quan. Chấp nhận mua đuổi nhằm kỳ vọng xu hướng tăng điểm mới trong thời gian tới.
- Khối ngoại liên tục bán ròng trong hầu hết cả tuần giao dịch. Nếu loại trừ các giao dịch thỏa thuận lô lớn thì 5/5 phiên giao dịch khối ngoại đều có xu hướng bán ròng.
- Ngoại trừ dòng dầu khí đang chịu áp lực lớn bởi xu hướng điều chỉnh mạnh của thị trường dầu thế giới. Giá dầu WTI mất mốc hỗ trợ 60$ và có thời điểm về mức 58$. Dòng tiền tại các dòng cổ phiếu khác đều có xu hướng giằng co và đã xác nhận đáy sau giai đoạn VN-Index rơi mạnh về vùng 950. Có thể kể đến như dòng Ngân Hàng, Điện, Thủy sản, Dệt may, Khu Công Nghiệp, Bán lẻ. Mặt bằng giá mới đang dần được xác lập.
- Thời gian tới sẽ bắt đầu bước vào mùa Review danh mục của rất nhiều quỹ ETF – Trải dài từ tuần cuối cùng của tháng 5 đến tuần thứ 3 của tháng 6.
- Có thể kỳ vọng việc Review cũng như thêm mới mã của các quỹ ETF là điểm hỗ trợ của thị trường chung.
- Đã gần hết tháng 05 – Câu nói “Sell in May an Go away” đang dần mất ý nghĩa.
- Diễn biến chiến tranh thương mại liên tục đưa tới những bất ngờ mới. Bất ổn đến từ thị trường tài chính thế giới.
- Diễn biến mất giá của đồng Nhân Dân Tệ cần được chú ý mặc dù tỷ giá của VND đang bình ổn. Rủi ro tiền tệ của hầu hết thị trường tài chính châu Á.
Khuyến nghị:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã xác nhận đáy ngắn hạn tại vùng 950 điểm. Thông tin tiêu cực từ Trade War dường như không còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý NĐT. Dòng tiền của NĐT nội đang quay trở lại và sẵng sàng mua đuổi. Tuy nhiên, diễn biến tiêu cực đến từ việc sụt giảm mạnh của giá dầu – cũng như việc khối ngoại liên tục bán ròng trong giai đoạn gần đây cũng cần được xem xét.
Kịch bản VN-INDEX đi ngang trong biên độ (963-985) được ưu tiên hơn cả. Thị trường thiếu đi lực đỡ từ sự điều chỉnh mạnh của dòng dầu khí. Tình trạng căng thẳng thương mại và xu hướng hạ tỷ trọng cổ phiếu nhằm hạn chế rủi ro của khối ngoại cần được chú ý kỹ. Tỷ trọng Tiền mặt/ Cổ phiếu đề xuất là 70-30.
Tránh mua đuổi vào những phiên tăng mạnh – Tập trung vào nội tại doanh nghiệp nhiều hơn.
Danh mục cổ phiếu khuyến nghị giải ngân lướt sóng T+ ( Khi VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ 960 gồm):
· Điện: PPC – Vùng mua 27.3-27.6 – Chốt lãi: 28.5-29 – Cắt lỗ: Thủng 27
· Thủy sản: ANV – Vùng mua 29.5-30 – Chốt lãi: 31.5-32 – Cắt lỗ: Thủng 29
· Dệt may: TCM – Vùng mua 30.3 – 30.5 – Chốt lãi: 31.5 – 32 – Cắt lỗ: Thủng 30
· Ngân Hàng: CTG – Vùng mua 21.0-21.2 – Chốt lãi: 22 – 22.5 – Cắt lỗ: Thủng 20.7
· Trụ VN30: REE – Vùng mua 32.3 – 32.6 – Chốt lãi: 33.5 – 34 – Cắt lỗ: Thủng 32
TRÁNH MUA ĐUỔI GIÁ XANH VÀ VƯỢT KHỎI VÙNG MUA
· Mỹ đánh mất “Thị trường vàng”: Thương chiến đau đớn, nhưng chưa biết ai cần ai hơn! (Chi tiết tại đây)
Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập vào cuối tháng 6 tới tại thượng đỉnh G-20 được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết các bất đồng giữa hai phía.
· Nguy cơ gián đoạn nguồn cung cao su. (Chi tiết tại đây)
Khu vực trồng cao su chính tại Trung Quốc đang bị hạn hán, buộc các nhà sản xuất lớn phải ngừng cạo mủ. Hai quốc gia sản xuất khác, Thái Lan và Việt Nam, cũng chịu cảnh khô hạn.
· Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với tỷ giá nửa cuối năm 2019 là gì? (Chi tiết tại đây)
Trong các yếu tố có thể gây áp lực tới tỷ giá trong nước, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là yếu tố được thị trường quan tâm nhiều nhất.
Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm và tỷ giá thị trường đã tăng khoảng 1%. Việc NHNN vừa qua tuyên bố sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp cho thấy nhà điều hành có thể muốn giữ mức tỷ giá hiện nay trong một khoảng thời gian để hạ nhiệt kỳ vọng tỷ giá tiếp tục tăng trên thị trường. Diễn biến tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc vào bối cảnh, nhưng mức tăng thêm nhiều khả năng cũng sẽ chỉ từ 0-1%.
· Thủ tướng mong muốn kết hợp “Made by Na Uy” và “Made in Việt Nam”. (Chi tiết tại đây)
Chiều 24/05, giờ địa phương (đêm 24/05, giờ Việt nam), tại Oslo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ các tập đoàn hàng đầu của Na Uy gồm Kongsberg, DVL-GL, Pharmaq, Vard, Juton, Scatec Solar,…
· Forbes: Vietcombank, BIDV, Vingroup, ViettinBank lọt danh sách 2000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới. (Chi tiết tại đây)
Việt Nam vẫn có 4 cái tên góp mặt trong danh sách 2.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới 2019 của Forbes, nhưng thứ tự đã thay đổi so với năm ngoái. Vietcombank và Vingroup thăng hạng, trong khi BIDV và VietinBank giảm bậc.
· “Thương chiến” căng thẳng, nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư hơn 7 tỷ USD vào Việt Nam. (Chi tiết tại đây)
Giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc leo thang nóng bỏng, các nhà đầu tư Trung Quốc cấp tập đổ tiền sang Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết ngày 20/5, nước này đổ hơn 7 tỷ USD, vượt qua số vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore.
· Hôm nay, khai mạc kỳ họp 7 Quốc hội khóa 14. (Chi tiết tại đây)
Sáng ngày 20.5, kỳ họp 7, Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội. Theo chương trình dự kiến, kỳ họp diễn ra trong 20 ngày, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến 9 dự án luật khác.
· VNM ETF ngược dòng xu hướng khối ngoại, phát hành ròng 9 triệu USD chứng chỉ quỹ trong tuần 20-24/05. (Chi tiết tại đây)
Tính chung 5 quỹ ETF nổi bật nhất đang hoạt động trên TTCK Việt Nam gồm FTSE Vietnam ETF, iShare MSCI Frontier 100 ETF, KIM Kindex Vietnam VN30 ETF, VNM ETF, VFMVN30 ETF đã bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 14,15 triệu USD, trong đó giá trị bán ròng trên TTCK Việt Nam vào khoảng 6,2 triệu USD (147 tỷ đồng).
· Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tác động thế nào đến thị trường tài chính, chứng khoán, tiền tệ Việt Nam. (Chi tiết tại đây)
· Bloomberg: Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam. (Chi tiết tại đây)
Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam dựa trên những dữ liệu mà Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, dựa trên nguồn thông tin thân cận từ Bloomberg.